KEO DÁN XỐP
Giới Thiệu Keo Dán Xốp G05
Keo dán xốp G05 dán được nhiều loại mút xốp cứng, mềm như xốp EPS, mút PU, dán gỗ, giấy, carton... Dán được các loại xốp với nhau mà dán được xốp với các vật liệu khác như tôn, gỗ, giấy, kính, tường nhà. Keo chịu được ngâm nước mà không ảnh hưởng đến độ bền.
Sản phẩm không chứa chất độc hại, không gây cháy, có thể sử dụng sản phẩm như là: keo dán xốp; keo dán mút xốp; keo dán xóp cách nhiệt; keo dán mút; keo dán thùng xốp. Sử dụng trong bao bì đóng gói, thủ công mỹ nghệ ..
Hướng Dẫn Sử Dụng Keo Dán Xốp G05:
Chuẩn bị bề mặt dán sạch , phẳng để 2 mặt keo tiếp xúc tốt. Nếu 2 mặt chưa tiếp xúc tốt nên rà-lại, có thể rà bằng giấy nhám mịn
Bôi quét keo đều lên cả 2 mặt, cần bôi đủ keo để đạt độ phủ. Có thể quét keo lần 2 nếu chưa đạt độ dính
Để khô 2 mặt keo - sờ tay vào khô còn dính tay
Dán - Ép 2 mặt keo vào với nhau. Ép đủ lực
Sau khi dán có thể tiếp tục ép, đè thêm một thời gian để liên kết keo tiếp tục được hoàn thiện.
Bảo quản nơi mát, tránh ánh sáng, xa tầm tay trẻ em. Đóng nắp sau khi dùng để tránh khô keo. Rửa với nước nếu keo bị dính vào cơ thể, rửa khi keo còn chưa khô thì dễ dàng hơn khi keo đã khô.
Hướng Dẫn Thi Công Keo Dán Xốp
Xốp EPS là một loại vậy liệu nhẹ, cách âm cách nhiệt rất tốt. Nó được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và trong công nghiệp như thùng xốp, làm vật liệu cách âm, cách nhiệt, vật liệu đóng gói chống sốc cho hàng hóa. Xốp EPS là vật liệu khó dán, không thể dán nó với các loại keo có dung môi mạnh, vì dung môi mạnh là nó tan chảy. Mút xốp EPS được dán rất tốt với keo G05
Dán xốp cách nhiệt EPS với tôn mạ màu
Quét keo đều cả hai mặt, để khô cả 2 mặt keo, ép 2 mặt keo vào với nhau. Sau khi dán có thể chồng các tấm dán lên với nhau hoặc đè ép. Liên kết keo tiếp tục hình thành và hoàn thiện tạo độ chắn hơn lúc mới dán.
KEO DÁN THÙNG XỐP
Keo dán thùng xốp: Thùng xốp thông thường làm bằng EPS là một loại vậy liệu nhẹ, cách âm cách nhiệt rất tốt. Thùng xốp được sử dụng rất nhiều trong đời sống để bảo quản lạnh thực phẩm, đóng gói chống sốc cho hàng hóa. Thùng xốp được dán bằng keo G05 rất tốt. Cơ tính của keo cao hơn xốp nhiều nên nếu dán đúng kỹ thuật thì không thể phá hủy tại vết dán. Keo dán thùng xốp G05 không chứa dung môi hữu cơ nên không làm chảy xốp như các loại keo khác. Keo có đặc tính chịu nước nên có thùng xốp sau khi dán nếu đủ độ kín có thể chứa nước.
DÁN MÚT XỐP BẰNG KEO GÌ ?
Đố là câu hỏi thường gặp khi bạn có nhu cầu sử dụng gia công các loại mút xốp. Cũng khó để có câu trả lời cho hoàn hảo. Nhưng trước hết bạn phải biết loại mút xốp bạn cần dán nó là loại nào. Mút xốp (mút, mốp xốp, hay nhiều từ khác nữa) chỉ là từ ngữ hằng ngày để chỉ một số xốp, mút, foam có một số đặc tính như tỷ trọng thấp, có tính đàn hồi (ít hoặc nhiều). Chúng hẳn nhiên là khác nhau và có định danh khoa học khác nhau. Cả đối với cũng một định danh nhưng cũng rất khác nhau tùy theo phương thức sản xuất, ảnh hưởng của các loại phụ gia... Do vậy cần tham khảo thông tin từ nhà sản xuất.
Tuy nhiên có thể điểm danh một số loại mút xốp phổ biến sau:
Xốp EPS: thường thấy sử dụng làm hộp xốp, thùng xốp, tấm xốp cách nhiệt, panel cách nhiệt, cách âm, tôn cách nhiệt EPS
Xốp XPS: thường thấy sử dụng làm tấm xốp cách nhiệt, panel cách nhiệt, cách âm.
Xốp PU: thường thấy sử dụng làm nệm, mút ghế sofa, xốp cách nhiệt, panel cách nhiệt, cách âm, tôn cách nhiệt PU
Xốp PE: Thường thấy ở dạng tấm, cuộn làm nệm nằm, gói bọc hàng hóa, lót dán lên tôn để cách nhiệt, cách âm.
Xốp EVA: Thường thấy ở dạng tấm, cuộn, dùng làm tấm lót sàn, giày dép, đồ chơi, làm tấm cách nhiệt, cách âm.
Tùy loại xốp mà cần cần loại keo dán khác nhau, có loại sử dụng tốt với xốp này nhưng không không sử dụng được với loại khác. Một số loại keo có chứa dung môi hữu cơ mạnh có thể làm tan chảy xốp như xốp EPS. Một điểm lưu ý là xốp có tính đàn hồi cao do vậy keo dán cũng phải cần loại có độ dàn hồi mới cho kết quả tốt.
Keo G05 có thể dán hầu hết các loại mút xốp.
Keo Dán Mút Xốp PU
Kiểm tra độ bền Keo dán mút xốp PU
Giải Pháp Đóng Gói Hàng Dễ Vỡ
Keo dán xốp cung cấp cho bạn một giải pháp đóng gói hàng dễ vỡ
Đối với hầu hết các mặt hàng dễ vỡ thì việc đóng gói với xốp là điều cần thiết. Một số hãng vận chuyển và sàn thương mại thì đóng gói bằng thùng xốp còn là tiêu chuẩn bắt buộc đối với hàng dễ vỡ. Điều này rất có ích vì hàng hóa của bạn được vận chuyển an toàn tránh được hư hỏng. Nhưng trở ngại mà bạn sẽ phải nếu như hàng của bạn số lượng không lớn để bạn có thể đặt sẳn các thùng xốp theo đúng kích thước sản phẩm. Khi đó bạn có thể đóng hàng bằng xốp tấm hoặc cắt sửa lại các thùng xốp có sẵn theo đúng kích thước sản phẩm của bạn.
Với keo dán xốp đem lại cho bạn giải pháp đóng gói hàng dễ vỡ với mọi kích cỡ. Bạn có thể cắt các tấm xốp theo kích thước cần thiết và dán ghép lại hoặc cắt chỉnh các thùng xốp có sẳn cho phù hợp với kích thước của sản phẩm.
Cách thức dán rất là đơn giản.
Chuẩn bị bề mặt dán sạch , phẳng để keo tiếp xúc tốt. Chà bằng giấy nhám mịn để loại bỏ các điểm gồ ghề.
Bôi một lớp keo đều lên cả 2 mặt (bôi vừa phải, nếu mỏng quá không đạt độ dính, nhiều quá thì keo lâu khô)
Để khô 2 mặt keo ( sờ tay vào khô còn dính tay)
Ép 2 mặt keo vào với nhau. Ép đủ lực, có thể đè thêm sau khi dán.
Keo Tự Dính
Keo Tự Dính Là Gì?
Keo tự dính là keo có khả năng kết dính tức thì mà không cần thêm thời gian cho quá trình tạo liên kết. Keo không tự dính là keo cần thêm một thời gian để tạo liên kết. Thời gian tạo liên kết có thể rất nhanh chỉ vài giây như keo 502, tới vài giờ hoặc lâu hơn kèm theo đó cần phải giử kẹp để cố định vật dán. Chúng ta dể nhận thấy rằng ưu điểm của keo tự dính là khả năng kết dính gần như tức thì, không cần giử kẹp vật dán.
Thông thường keo tự dính được phủ sẵn lên vật cần dán, khi sử dụng chỉ cần dán ép 2 vật dán lại với nhau là xong. Tùy theo loại keo mà có thể phủ cả 2 mặt dán hay một mặt dán.
Trường hợp phủ keo một mặt dán rất phổ biến như các loại băng keo, tem nhãn tự dính, giấy decal, hay các tấm xốp dán tường, dán sàn có sẵn keo tự dính vvv. Trong đó vật dán thứ nhất chính là miếng băng, tem, giấy decal còn vật dán thứ 2 chính là thứ mà vật dán thứ nhất dán vào.
Trường hợp phủ keo cả 2 mặt dán phổ biến hay gặp là keo con chó hay các dòng keo tương tự. Keo được phủ cả 2 mặt cần dán, sau khi phủ thì cần chờ cho keo khô mặt rồi mới dán vào. Đây là dòng keo khá phổ biến và hữu dụng trong cuộc sống mà chúng ta rất hay dùng
Keo tự dính Gi06 là gì ?
Keo tự dính Gi06 là dòng keo gốc nước phủ keo 2 mặt cần dán tương tự keo con chó. Tuy nhiên keo Gi06 có rất nhiều ưu điểm như:
Dễ thi công : Keo có độ nhớt vừa phải dễ dàng thi công với cọ lăn, cọ lông hay cọ mút. Tốc độ phủ nhanh, phủ được đồng đều.
Chi phí thấp: Chi phí thấp do thi công nhanh, không cần đóng gói bằng thùng kim loại, không cần pha thêm dung môi hữu cơ đắc tiền
Không độc hại: Do không chứa dung môi hữu cơ bay hơi mạnh nên cháy được. Mức độ độc hại rất thấp
Thời hạn dán rất lâu: Sau khi phủ keo thì thời hạn để keo còn đủ độ bám dính tốt rất lâu, từ vài tháng tới vài năm tùy môi trường lưu kho. Đây là ưu điểm vượt trội. Điều này đồng nghĩa là sau khi phủ keo có thể dán lúc nào tùy ý và keo kết dính tức thì.
Không cần màng bảo vệ chống dính như các loại keo tự dính khác. Keo chỉ dính khi cả 2 mặt dán đều có phủ keo. Do vậy có thể xếp chồng các lớp với nhau mà không bị dính, phổ biến trong ngành bao bì.